HỘIAN

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch. Hội An đã đươc công nhận là đô thị loại III và đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Địa lý

Hội An trở thành thành phố vào năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu.

Khi thành lập thành phố, Hội An có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại; 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim và xã đảo Tân Hiệp – Cù lao Chàm.

Địa giới hành chính của thành phố Hội An: phía Đông giáp biển Đông, tây giáp huyện Điện Bàn và huyện Duy Xuyên, nam giáp huyện Duy Xuyên, bắc giáp huyện Điện Bàn.

Lịch sử

Trước thế kỷ thứ 2

Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I,II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú : Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hoá Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.

Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng… bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thuỷ tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thuỷ sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hoá trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một Cảng-Thị sơ khai, là nền móng cho các Cảng-Thị sau này.

Thế kỉ thứ 2 – Thế kỉ 15

Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên ca như trong hình

Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên cửa như trong hình

Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.

Thế kỉ 15 – Thế kỉ 19

Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỉ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỉ 16 – thế kỉ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỉ.

Đến giữa thế kỉ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguy nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.

1858 đến nay

Trong suốt 117 năm kháng chiến, nhân dân Hội An đã kiên cường chiến đấu cho độc lập và thống nhất của Việt Nam; tiêu biểu là phong trào Nghĩa Hội của Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Sau đó, có nhiều cuộc nổi dậy, phong trào như Duy Tân, phong trào chống thuế, Đông Du.

Ngày 22 tháng 8 năm 1998 Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngày 4 tháng 12 năm1999 taị kì họp thứ 23 tổ chức tại Marrakesh (Maroc), Uỷ ban Di Sản thế giới của UNESCO đã công nhận Hội An là di sản văn hoà thế giới.

Các di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An

Chùa Cầu

Biểu tượng của đô thị cổ Hội An

Biểu tượng của đô thị cổ Hội An

Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An

Chùa Cầu – Biểu tượng của Hội An

Địa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chùa Cầu (còn gọi là Cầu Nhật Bản, hay Lai Viễn Kiều)được xây dựng từ năm 1693 đến năm 1696, là công trình kiến trúc độc đáo do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16. Sau nhiều lần trùng tu, các yếu tố kiến trúc Nhật Bản đã dần mất đi, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt NamTrung Quốc.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Nhà cổ Tấn Ký

Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với sự kết hợp hài hòa của ba nền văn hóa Nhật, Trung, Việt. Ngôi nhà nổi tiếng với đôi liễn bách điểu (có khắc bài thơ mà mỗi nét chữ là một con chim đang dang rộng cánh bay) và chén Khổng Tử.

Nhà cổ Quân Thắng

Địa chỉ: 77 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.

Nhà cổ Phùng Hưng

Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.

Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993.

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến

Địa chỉ: 46 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều Châu

Địa chỉ: 157 Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng năm 1845, hội quán thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện một vị thần chế ngự sóng gió giúp cho việc buôn bán trên biển được thuận lợi. Hội quán có kết cấu kiến trúc đặc biệt với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Quảng Đông

Địa chỉ: 17 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Hội quán được Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan CôngTiền Hiền của bang.

Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.

Chùa Ông

Chùa Ông

Chùa Ông

Địa chỉ: 24 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.

Quan âm Phật tự Minh Hương

Địa chỉ: 7 Nguyễn Huệ, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến

Nhà thờ tộc Trần

Địa chỉ: 21 Lê Lợi, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m², có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở … Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.

Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.

Nhà thờ tộc Trương

Địa chỉ: 69/1 Phan Chu Trinh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bài chi tiết: Nguồn gốc tộc Trương Đôn Hậu – Minh Hương, Hội An-Quàng Nam

Bảo tàng lịch sử văn hóa

Đèn lồng Hội An, một sản phẩm thủ công của Hội An đã được Cục Sở hữu Tri tuệ Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ năm 2005

Đèn lồng Hội An, một sản phẩm thủ công của Hội An đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ năm 2005

Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ … phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh( từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên ) đến thời kỳ văn hoá Chăm ( từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt ( từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

Địa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông , Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam … minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Bãi biển Ca Đại, một trong những thắng cảnh của Hội An

Bãi biển Cửa Đại, một trong những thắng cảnh của Hội An

Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm … từ năm 1989 đến năm 1994.

Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

Leave a comment