Tính các đại lượng hình học bằng cách lập phương trình

Để tính toán các đại lượng hình học chúng ta có nhiều cách tính: tính trực tiếp, vẽ đường phụ,…và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một cách nữa đó là : lập phương trình để tính toán các đại lượng hình học. Chúng ta xét các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường phân giác trong BD = a\sqrt{3}, DC= 3DA. Tính các cạnh của tam giác ABC.

Hướng dẫn giài:

Đặt AD = x. Vì BD là phân giác trong góc B nên ta có:

 \dfrac{1}{3} = \dfrac{AD}{DC} = \dfrac{AB}{BC} \Rightarrow CB =3 AB = 3x

Áp dụng định lý Pytagore cho các tam giác vuông ABC và ADB ta có:

+ AC^2 = BC^2 - AB^2 = 9AB^2 - AB^2= 8AB^2 hay (4x)^2 = 8AB^2 \Leftrightarrow AB^2 = 2x^2

+ AB^2 = BD^2 - AD^2 = (a\sqrt{3})^2 - x^2 = 3a^2 - x^2

Do đó ta có phương trình 2x^2 = 3a^2 - x^2 \Leftrightarrow x = a

Vậy AC = 4x = 4a, AB = \sqrt{2} a, BC = 3AB = 3\sqrt{2}a

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông có AB = c, AC = b. M là một điểm trên cạnh BC. Biết tỉ số khoàng cách từ M đền AB và AC bằng k. Tính AM.

Hướng dẫn giài:

Vẽ $latex MH \bot AC, MK \bot AB (H \in AC, K \in AB). Khi đó ta có:

\dfrac{MK}{MH} = k

Đặt MH = x \Rightarrow MK = kx.

Ta có MK // AC nên \dfrac{MK}{AC} = \dfrac{BM}{AC}

và MH // AB nên \dfrac{MH}{AB} = \dfrac{MC}{BC}

Do đó \dfrac{MK}{AC} +\dfrac{MH}{AB} =\dfrac{BM}{AC} +\dfrac{MC}{BC} = 1

hay \dfrac{kx}{b} +\dfrac{x}{c} = 1

Giải ra ta được x =\dfrac{bc}{b+ck}

Từ đó ta có :

AM^2 = AH^2 + MH^2 = MI^2 + MH^2 = x^2 + k^2x^2 =

x^2(1+k^2) = \left(\dfrac{bc}{c+bk}\right)^2(1+k^2)

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC vuôn tại A, đường cao AH, M là trung điểm của BC. Cho AB = 2a, MH = a. Tính các cạnh của tam giác ABC.

Hướng dẫn giài:

Đặt BC = 2x \Rightarrow AM = BM = CM = x. Ta có BC > AB \Rightarrow x > a

Ta chứng minh được:

\triangle CHA \sim \triangle CAB (gg) \Rightarrow \dfrac{CH}{CA} = \dfrac{CA}{CB}

\Rightarrow CA^2 = CB.CH (1)

Mặt khác áp dụng định lý Pytagore cho tam giác ABC ta có: BC^2 = AB^2 + AC^2 \Rightarrow AC^2 = BC^2 - AB^2 = 4x^2 - 4a^2 (2)

Xét hai trường hợp:

+ H nằm giữa B và M, khi đó CH = CM + HM = x + a

Từ (1) và (2) ta có phương trình:

2x(x+a) = 4x^2 - 4a^2 \Leftrightarrow x^2 - ax - 2a^2 = 0

\Leftrightarrow (x+a)(x-2a) = 0 \Leftrightarrow x = 2a

+ H nằm gữa C và M, khi đó ta có CH = CM - HM = x - a

Từ (1) và (2) ta có phương trình:

2x(x-a) = 4x^2 - 4a^2 \Leftrightarrow x^2 +ax - 2a^2 = 0

\Leftrightarrow (x-a)(x+2a) = 0 \Leftrightarrow x = a

( không thỏa)

Vậy BC = 2x = 4a, AC = 2\sqrt{3}a

Ví dụ 4: Cho hình thang cân ABCD có đáy nhỏ AB = 2a, chiều cao bằng \sqrt{3}a, đường chéo BD vuông góc với cạnh bên BC. Tính đáy lớn và cạnh bên.

Hướng dẫn giài:

Gọi H và K là hình chiếu của AB trên CD. Ta có DH = CK, AB = HK = 2a, BK = a

Đặt CK = x. Ta có \triangle CKB \sim BKD (g.g) \Rightarrow \dfrac{CK}{BK} =\dfrac{BK}{KD} \Rightarrow BK^2 = CK.KD.

hay 3a^2 = x(2a+ x)

Giải phương trình ta được x = a

Vậy CD = 4a, BC = \sqrt{2}a

Bài tập rèn luyện thêm:

Bái 1:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH = \dfrac{\sqrt{6}}{3}, đường trung tuyến CM = \dfrac{3}{2}AB. Tính các cạnh của tam giác.

Bài 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường phân giác trong vuông góc với đường trung tuyến BM. Tính các cạnh của tam giác ABC biết AD =\sqrt{2} l .

Bài 3:

Tính diện tích tam giác ABC có đường cao AH = 6cm, biết rằng AH chia góc A theo tỉ số 1 : 2 và chia cạnh BC thành hai phần mà đoạn nhỏ bằng 3cm.

Bài 4:

Điểm M nằm trên cạnh huyền của một tam giác vuông diện tích 100cm^2 và có khoảng cách đến hai cạnh góc vuông bằng 4cm và 8cm. Tính độ dài hai cạnh góc vuông.

Bài 5:

Tính diện tích của tam giác ABC biết độ dài 3 cạnh lần lượt là 4cm, 6cm và 8cm.

Bài 6:

Chứng minh rằng diện tích tam giác có độ dài các cạnh a, b, c là : \sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}. Trong đó p là nửa chu vi của tam giác. (Công thức Hê-rông)

Bài Toán Tỉ Số Diện Tích Và ứng Dụng (phần 2)

Bài 1: Cho tam giác ABC. M là trung điểm của AB, N là điểm thuộc cạnh AC sao cho AC = AN. Gọi K là giao điểm của BN và CM. Chứng minh KC = 4KM.

Hướng dẫn giải:

p2-1.png

Ta có \dfrac{S_{ABK}}{S_{CBK}} = \dfrac{AN}{CN} =\dfrac{1}{2}\dfrac{S_{KBM}}{S_{KBA}} =\dfrac{BN}{AB} =\dfrac{1}{2}

Suy ra \dfrac{S_{KBM}}{S_{CBK}} =\dfrac{1}{4}, suy ra \dfrac{MK}{CK}=\dfrac{S_{KBM}}{S_{CBK}} =\dfrac{1}{4} \Rightarrow CK = 4MK

Bài 2: Cho tam giác ABC và điểm O nằm trong tam giác. AO, BO, CO lần lượt cắt BC, AC và AB tại M, N, P. Chứng minh: \dfrac{AO}{AM} +\dfrac{BO}{BN} +\dfrac{CO}{CP} =2

Hướng dẫn giải:

p2-2.png

Ta có: \dfrac{AO}{AM} =\dfrac{S_{ABO}}{S_{ABM}} =\dfrac{S_{ACO}}{S_{ACM}} =\dfrac{S_{ABO} +S_{ACO}}{S_ {ABM}+S_{ACM}} = \dfrac{S_{ABO} +S_{ACO}}{S_{ABC}}

Chứng minh tương tự ta có:\dfrac{BO}{BN} =\dfrac{S_{ABO} +S_{CBO}}{S_{ABC}}\dfrac{CO}{CP} =\dfrac{S_{AOC}+S_{BOC}}{S_{ABC}}

Từ đó suy ra:

\dfrac{AO}{AM} +\dfrac{BO}{BN} +\dfrac{CO}{CP} =\dfrac{S_{ABO} +S_{ACO}}{S_{ABC}}+ \dfrac{S_{ABO} +S_{CBO}}{S_{ABC}} +\dfrac{S_{AOC}+S_{BOC}}{S_{ABC}} =2

Bài 3: Cho tam giác ABC, về phía ngoài tam giác dựng hai hình chữ nhật ABDE và ACFG có diện tích bằng nhau. Gọi O là giao điểm các đường trung trực của tam giác ABC. Chứng minh OC đi qua trung điểm của DF.

Hướng dẫn giải:
p2-3.png

Ta cần chứng hai tam giác OCD và OCF có diện tích bằng nhau. Vẽ Vẽ OH, OK lần lượt vuông góc với CD và CF(H thuộc CD, K thuộc CF). Ta chứng minh được OH = \dfrac{1}{2}BC, OK=\dfrac{1}{2}AC. Từ đó suy ra:
S_{OCD} = \dfrac{1}{2}OH.CD =\dfrac{1}{4}BC.CD =\dfrac{1}{4}S_{BCDE}S_{OCF} =\dfrac{1}{4}S_{ACFG}
S_{BCDE} = S_{ACFG} nên ta có: S_{OCD} =S_{OCF}. Từ đó ta có: OC đi qua trung điểm của DF

Bài Toán Về Tỉ Số Diện Tích Và Ứng Dụng(Phân1)

Bài toán 1: Cho tam giác ABC, M là một điểm thuộc đường thẳng BC.

a) Chứng minh: \dfrac{S_{ABM}}{S_{ACM}} = \dfrac{BM}{CM}.

b) Gọi I và K là hình chiếu của B và C trên AM. Chứng minh: \dfrac{S_{ABM}}{S_{ACM}} = \dfrac{BI}{CK}.

Giải:

p1-1.png

a) Vẽ AH \bot BC (H in BC). Khi đó ta có:

\dfrac{S_{ABM}}{S_{ACM}}= \dfrac{\dfrac{1}{2} AH. BM}{\dfrac{1}{2}AH.CM} = \dfrac{BM}{CM}

b) Ta có \dfrac{S_{ABM}}{S_{ACM}}= \dfrac{\dfrac{1}{2} AM. BI}{\dfrac{1}{2}AM.CK} = \dfrac{BI}{CK}

Hệ quả 1: Cho tam giác ABC, M thuộc đường thẳng BC thì S_{ABM} = S_{ACM} \Leftrightarrow M là trung điểm BC.

Hệ quả 2: Cho tam giác ABC, và một điểm M bất kì. Khi đó nếu S_{ABM} =S_{ACM} thì AM // BC hoặc AM đi qua trung điểm của BC.

Hệ quả 3: Cho tam giác ABC, G là một điểm bất kì. Khi đó G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi S_{GAB} =S_{GBC} =S_{GAC}.

Bài toán 2: Cho tam giác ABC. D và E là hai điểm thuộc cạnh AB và AC. Khi đó \dfrac{S_{ADE}}{S_{ABC}} =\dfrac{AD.AE}{AB.AC}

Giải:

p1-2.png

Theo bài toán 1 ta có: \dfrac{S_{ADE}}{S_{ABE}}= \dfrac{AD}{AB}\dfrac{S_{ABE}}{S_{ABC}}= \dfrac{AE}{AC}

Suy ra: \dfrac{S_{ADE}}{S_{ABC}} = \dfrac{S_{ADE}}{S_{ABE}}.\dfrac{S_{ABE}}{S_{ABC}} = \dfrac{AD.AE}{AB.AC}.

Chú ý: Kết quả của bài toán vẫn còn đúng nếu D, E thuộc đường thẳng AB và AC.

Hệ quả 1: Nếu hai tam giác ABC và MNP có \widehat{A} = \widehat{M} hoặc \widehat{A} +\widehat{M} =180^o thì \dfrac{S_{ABC}}{S_{MNP}} =\dfrac{AB.AC}{MN.MP}

Hệ quả 2: Tỉ số hai tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng. Nghĩa là: nếu tam giác ABC và tam giác MNP đồng dạng thì: \dfrac{S_{ABC}}{S_{MNP}} = \dfrac{AB^2}{MN^2}

Trên đây là một vài kết quả về diện tích mà cách chứng minh đơn giản nhưng lại có nhiều ứng dụng khá hay. Sau đây là một vài ví dụ.